sẽ mãi chẳng bao giờ nó đến được... phố đầy sương, và trời mù mưa

ngồi cho yên, cho vững chãi

ngồi cho yên, cho vững chãi
an định

Thứ Bảy, 6 tháng 6, 2009

nỗi nhớ 20/11


còn 4 ngày nữa, là nó sẽ về quê... để làm gì ? để đón một ngày 20/11 ở quê nhà, giữa những tình thương, giữa những kỉ niệm... Phố này, đông đúc, rộn ràn sao tự dưng cảm thấy mình lọt thỏm... lọt thỏm giữa những ngôi nhà cao tầng, lọt thỏm giữa những chợ đời, những hàng quán, những mặt người ... và cuối cùng là lọt thỏm trong những giấc mơ của chính mình.
nó vẫn nhớ mùi hương cô hay dùng mỗi khi lên lớp...
nó vẫn nhớ giọng cô sang sảng giảng bài
nó vẫn nhớ cái nhìn đầy chân tình tha thiết
nó vẫn nhớ dáng thầy gầy gò lom khom trên bục giảng
nó vẫn nhớ... nhớ cả một tuổi học trò.
nơi những kỉ niệm ấy, ít ra nó không bị lọt thỏm. vì có lẽ ấy là chốn bình yên.
nó vẫn nhớ buổi chiều mưa cô đứng trú mưa cùng nó trước cửa lớp, cô kể nó nghe chuyện đời cô, phải sống xa mẹ từ nhỏ, ba mất sớm...
nó vẫn nhớ ngày cuối cùng luyện thi, cô nắm tay nó, Hoà Lan, v.v.v bảo rằng phải ráng đậu cho cô mừng, cho ba mẹ vui...
nó vẫn nhớ cô đứng giữa lớp kể về tầm quan trọng của một người có học thức
.................. vậy mà giờ đây, tất cả đã trôi về miền của ký ức, năm nay văn nghệ trường Nguyễn đình Chiểu nó không tham dự được, không được thấy live show của Phong ú, không thấy các thầy cô ngồi ở hàng ghế danh dự xem học trò của mình ca múa, diễn kịch... không còn hồi hộp mỗi sáng khi không học bài, không còn được nghe tiếng trống thùng thùng giờ chuyển tiết... ở giảng đường, chỉ có tiếng chuông máy vang lên khô khốc...
........... mẹ là một cô giáo, "mất dạy" từ hồi còn rất trẻ, mẹ kể ngày xưa nghề giáo khổ lắm, không như bây giờ, người ta phát vải không theo chiều cao, eo lưng mà chỉ phát theo trung bình cộng... khập khiễng những tà áo giáo viên lên lớp, hớ hênh những đôi chân trần, vàng hoe những ngón giò đầy phèn chua.... ngày nghỉ, mẹ đạp xe từ Gò Công về Mỹ tho, ngót cả một ngày dưới cái nắng cháy da... ở dưới đó, người ta khổ quá, nghèo quá, giỡ vách phòng tập thể lấy sạch áo quần. bữa cơm không đủ no, học trò chiều chiều tranh thủ đi làm ruộng về sớm, tạt ngang nhà thầy cô trồng thêm vài liếp rau lang, cải thiện bữa ăn... mẹ kể những đọt rau lang luộc ngày ấy ăn vào nghe ngọt liệm... có nắng chiều, có hương học trò... mẹ bảo mẹ chịu khổ để bám nghề không nổi, mẹ đi vượt biên... những đọt rau lang ở lại chắc buồn và nhớ mẹ ngai ngái... những con thuyền trôi mãi chẳng lần nào cập bến....
..........bà nó ngày xưa từng khẳng khái nói giữa lớp một câu :" Người ta vác bồ đi mượn lúa chứ đâu ai mượn chữ".... bà từ giã lớp học từ ngày ấy, tậu xuồng... chèo xuồng ra chợ bán hàng hoá. Bà có tay bán hàng, bán đâu đắt ấy... bà miệt mài với việc buôn gánh bán bưng... thời thay đổi, thế chuyển dần, những cuộc chính trị nhem nhúm nổi lên, nhà cửa cũng theo cái vần xoay ấy, cháy tan nát... bà tay trắng lại hoàn trắng tay... bà cặm cụi bán cơm tấm trước nhà, sau nhà nuôi heo... bán mỗi lứa heo bà xây nhà thêm một khoảng... cứ mỗi lứa heo là nhà một khoảng gạch lát khác nhau. Bà hơn ai hết hiểu rõ giá trị của con chữ, bà cho mẹ và mấy dì đi học. Dì Cả học đến giáo sư, mẹ tôi học làm cô giáo, dì kế làm y sĩ, còn Út làm cô giáo dạy trẻ... hôm rồi về, bà mãn nguyện nói với nó, bà cả đời không biết đọc chữ, lấy ông ngoại tiếng Tây, tiếng Ta nói rốp rốp, nhiều khi thư từ ông để trên bàn... bà nghĩ của người nào gửi cho ông... bà không đọc được, tức chứ, uất chứ ! vậy là quyết cho con cái học thành tài! bà nhìn nó cười, vậy là cháu học đến Đại Học... vẫn là bà mãn nguyện !
bà lấy ông không vì yêu, cũng chẳng vì thương mà là vì "mấy ông trong khu"... ông là Thông dịch viên cho Pháp, bà lấy ông để có cơ hội đỡ lời cho những người tù... bà nói không có lập trường, không có chính trị gì hết... bà "dốt" mà, chính trị là gì bà con chưa hiểu ! chỉ biết thấy đánh quá tội nghiệp, bà đem tiền cho, lấy nước pha đường cho uống mau lại sức. Cả đời bà sống như thế, cứ thấy chuyện phải là làm, bà không theo phe nào, chỉ theo con tim của bà, theo lòng nhân hậu vốn tự có.
kể chuyện bà để hiểu, bà là một người con chữ bẻ đôi cũng cghẳng biết, "dãi nắng dầm sương" lo cho con biết chữ... con chữ giá trị cỡ nào, thì NGHỀ GIÁO GÍA TRỊ GẤP NGÀN LẦN, VẠN LẦN.
....... ở trường nó học cấp 3, có một cô nổi tiếng là dữ... đập bể không biết bao nhiêu mặt đồng hồ đeo tay... giờ học Tiếng Anh vang lên như một buổi cực hình, đá ghế, la hét, mắng mỏ, đập bànv.v.v ai cũng sợ, cũng ghét.... gương mặt cô đầy khắc khổ và buồn bã... cô có cô đơn không ? có chứ ! khi những bó hoa 20/11 học trò tặng cô không vì tình thương, lòng yêu mến mà chỉ vì cái sợ, cái kinh hoàng mà tặng.... nó được nghe chuyện về cô trong một buổi chiều, cô một mình nuôi con của người em... đứa bé ra đời đổi lại bằng sinh mạng của người mẹ, còn kẻ đáng gọi là "cha" thì bỏ đi mất biệt... cô hận đời từ dạo ấy, hằn học và cay cú....ngày mai vẫn là t7, chắc cô có tiết ! vẫn là những âm thanh ấy ! lũ học trò vẫn âm thầm mong ngày cô xếp giáo quy hàng về hưu... chuyện về cô ít ai biết đến, vì họ giấu kỹ, vì cô che kín... nhưng nếu ai hiểu, ai biết rõ hơn, có lẽ sẽ thông cảm với cô nhiều hơn... sẽ hiểu rằng đằng sau những cọc cằn, nóng nảy ấy vẫn là một vết thương.... đau không ? đau lắm chứ !
......20/11 không hẳn chỉ là ngày tặng quà cho thầy cô giáo, mà còn là dịp mọi người nhìn lại để hiểu rõ hơn , thấy đậm nét hơn hai tiếng GIÁO DỤC giữa đời. Giáo dục là mang lại kiến thức, trí tuệ ; là mang lại tình thương, tha thứ và thấu hiểu... đừng bôi bẩn ngày nhà giáo thiêng liêng bằng những vật phẩm mang ý bôi trơn cho tình cảm, cho điểm số cho lợi lộc... nó vẫn sợ những chất bôi trơn ấy.
năm nào đến ngày này, đừng phố bỗng nhộn nhịp và hạnh phúc... những tốp học sinh hẹn nhau đến thăm thầy cô... bạn hãy thử dạo phố vào lúc ấy để thấy lòng mình bình yên lắm.... vậy là giới trẻ của mình vẫn còn yêu ngày 20/11, vẫn còn yêu thầy cô, vẫn còn tìm lại về kí ức, tìm lại một tiếng vọng nơi bục giảng, tìm lại một hạt bụi phấn nhỏ li ti giữa dòng đời.
............bạn mẹ nó dĩ nhiên toàn là thầy giáo, cô giáo... già cả rồi, thời gian mà, đâu có gì là buông tha...gặp nhau, người than nhức chân, người kể chuyện đi trị bệnh... quanh đi quẩn lại chỉ những câu chuyện ấy trong đôi lần họp mặt vào dịp hè về. Học trò ạh, và chính nó ạh, hãy đến để yêu thương và mang lại bình an nhiều hơn là đến để đem lại những bông hoa, hãy ướp lòng mình sao cho ngào ngạt hương hoa khi đến trước cửa nhà thầy giáo... để nghe tuổi già lăn trên tóc thầy. để thấy thời gian níu bước chân thầy lại, không còn nhanh nhẹn như xưa nữa... thấy để yêu thương, để dạy cho thế hệ sau tiếp mình một lần nữa về giá trị của ngày 20/11 này...
học trò ạh, những người học trò ngày 20/11 này không về kịp thăm thầy cũ, cô xưa... xin hãy đến dù bất cứ trong một dịp nào đó, ngày chủ nhật, ngày thứ hai... ( tất cả mọi ngày trong tuần)... xin hãy hiểu 20/11 không phải chỉ là dịp để chúng ta nhớ lại công ơn, mà là dịp để chúng ta thực tập yêu thương, thực tập lòng biết ơn cho mỗi ngày, cho mọi ngày.
...........giảng đường Đại học vẫn rộng thênh thang, sân trường các cấp dưới vẫn rộng và buồn tênh.... học trò ạh, thứ 4 này 19/11/2008, xin hãy quảy balô trở lại về trường xưa, để một lần nữa nghe tim mình rung động... đôi khi chỉ vì những viên phấn vụn vặt sau một giờ lên lớp vẫn làm ta bồi hồi, chợt nhớ chợt thương... nhắm mắt lại giữa đêm vẫn nghe rõ mồn một tiếng trống trường thôi thúc... bạn ạh, trường xưa đang gọi...

Không có nhận xét nào: