sẽ mãi chẳng bao giờ nó đến được... phố đầy sương, và trời mù mưa

ngồi cho yên, cho vững chãi

ngồi cho yên, cho vững chãi
an định

Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2009

tặng nhóc OSAKA


Viết tặng nhóc osaka
có những lời nguyện đơn giản hơn nhóc ạh
1> Nguyện cho con độ được hết thảy chúng sanh:
Nếu em suy nghĩ lại kỹ, chúng sanh là ai mà sao khó độ quá vậy ? vì chúng sanh làm cho mình ghét, mình không ưa được nên khó độ, khó cứu! chúng sanh tham, sân, si , hỷ, lạc,ái ,ố đủ hết ! nên sao mình có thể ưa ? không khéo khi tiếp xúc với họ mình lại bị họ kéo theo địa ngục sân hận, ái ố v.v.v vì vậy điều đầu tiên là hãy độ hết những chúng sanh trong lòng mình.cơn giận của mình là chúng sanh, nỗi sợ của mình là chúng sanh, cái tham của mình là chúng sanh, ái dục của mình là chúng sanh v.v.v đủ hết chúng sanh trú ngụ trong mình, vì vậy phải ôm ấp những chúng sanh ấy bằng lòng từ, phải chuyển hóa chúng sanh ấy bằng trí tuệ. Đó mới là cách tu chính yếu, chứ không phải mới biết tu, ko lo tự chỉnh sửa lại mình, mà đi lo độ hết chúng sanh trong thiên hạ như vậy là sai lầm. Phật ngày xưa cũng vậy, Người không cứu những người đau khổ trước, mà tự cứu chính mình trước, sau đó mới bố thí pháp cho chúng sanh. Những điều Phật dạy không ngòai mình, mà là chủ động hướng mình về lại với chính mình, an trú trong hiện tại.
2> Nguyện soi rõ hết các xấu ác trong tâm:
Tâm mình còn xấu ác, còn có những góc khuất vì vậy phải tịnh tâm lại, quán chiếu lại bằng Thiền định để soi rõ nó, để thấy được nó trong từng công việc của mình. Ví dụ như người làm nghề vá xe, rải đinh trên đường. Nếu ông tu, ông phải qúan rõ lại việc làm ấy, thấy nó xấu ác thì không được làm nữa. đó là tu. Còn nếu theo pháp Niệm Phật thì ánh sáng của Phật Di Đà không chỉ theo mọi người tin là thóat khỏi Địa ngục v.v.v mà còn giúp bản thân người niệm Phật soi chiếu hết các góc khuất, để được tâm hằng thanh tịnh.
3> Nguyện học hỏi hết các giáo lý ngành nghề :
Chi vậy? để đó làm phương tiện giáo hóa, cứu độ chúng sanh. Nếu người thợ mộc muốn tu, mình cũng có thể gợi chuyện với ông về sự am hiểu nghề mộc của mình, từ đó làm họ tin tưởng mình hơn, nghe mình khuyên tu nhiều hơn. tại sao lại học hỏi hết các giáo lý ? vì tất cả các giáo lý của Phật không dạy suông, mà dạy cho chính mình, dạy cho mình thuốc để trị bệnh tham, sân, si vì vậy học hết các phương thuốc, tự chữa lành bệnh cho mình, rồi sẽ đem tài học ấy mà cứu người. Đó là tu đúng theo lời Phật dạy. nhóc tưởng tượng xem, nếu có một bệnh nhân đến xin bác sĩ một toa thuốc, nếu muốn hết bệnh thì phải đi mua thuốc, uống thuốc rồi kiêng kem theo đúng hướng dẫn mới hết dc bệnh tật, đằng này lại cầm lời chỉ dẫn của bác sĩ đọc ê a suốt ngày. Như vậy có hết bệnh không?
4>Nguyện cho tất cả chúng sanh đều trọn thành Phật đạo :
Phật dạy là ta là Phật đã thành, các con là Phật chưa thành. vì vậy điều cốt lõi của Phật là mong mỏi chúng sanh được thành Phật, được giải thóat. Hết thảy chúng sanh đều có Phật tánh, tổ Huệ Năng nói đó là cái tâm hằng thanh tịnh của chúng ta. Vì vậy phải nguyện sao cho hết thảy đều nhận được cái tâm thanh tịnh ấy là tâm thật, chứ không chạy theo tâm lăng xăng, xao động. Mình nguyện như vậy, để thấy được múc đích của mình, xếp chân ngồi Thiền, niệm một câu A DI Đà Phật không phải cầu được làm Phật, cầu được Phật rước, Phật đón mà là để cột được, nhận thấy được cái tâm xao động này của mình. mà khi cột được, khi nhận biết được thì ấy là giác ngộ mà khi đã có giác ngộ thì Ta Bà bỗng hóa thành Niết Bàn , thành Tịnh độ, khắp muôn lòai từ cơn gió thổi ngọn lá, từ chim hót đều là giảng kinh là vậy.
em viết như vầy hay lắm:
"Nếu con hướng về nơi non đao, non đao tức thời liền sụp đổ.
Nếu con hướng về lửa, nước sôi,nước sôi, lửa cháy tự khô tắt.
Nếu con hướng về cõi địa ngục, địa ngục liền mau tự tiêu diệt.
Nếu con hướng về loài ngạ quỷ.Ngạ quỷ liền được tự no đủ.
Nếu con hướng về chúng Tu La, Tu la tâm ác tự điều phục.
Nếu con hướng về các súc sanh, súc sanh tự được trí huệ lớn "
Non đao tức là chấp trước, là định kiến. Muốn phá định kiến của người khác tức phải tự phá đao kiếm của mình trước nhóc ạh.
Lửa,nước sôi là tâm sân hận của mình. Muốn tắt dc lửa, muốn làm khô dc nước sôi của người khác, thì mình phải có bình cam lộ của Quán Thế Âm, mà bình cma lộ ấy đựng tòan nước từ bi và trí tuệ... phải tu sao cho chính mình là bình cam lộ ấy em ạh
Địa ngục là nơi của đau khổ, của ác nghiệpv.v.v dùng bố thí, dùng chánh định mà ttự chuyển hóa đau khổ, ác nghiệp
Ngạ quỷ là tham,sân si vì vậy phải thấy thân là vô thường, để không còn cảm giác thèm muốn nữa. ko đói tức là no. chứ không phải dc ăn vô là no.
Tu la là tham ái...thấy được tham ái thì tham ái sẽ tự tan
Súc sanh là vô minh... tu tập thiền định, trí tuệ là để phá vô minh, hay niệm Phật nhờ vào quang lực của Phật Di Đà mà phá hết vô minh chấp ngã
Anh viết khá dài, mong em sẽ đọc và suy nghĩ và tu tốt em nha !

bọn trẻ áo lam


hôm rồi tôi được đến thăm một ngôi chùa ở Đồng Nai, là nơi nuôi giữ hằng trăm cháu bé mồ côi. Có lẽ ai bảo rằng khi người ta đến đó, người ta làm từ thiện, nhưng đối với tôi, khi bước chân vào ngôi chùa ấy, tôi được bọn trẻ từ thiện cho tôi.
điều tôi nhận được không phải là những bài pháp thí, những câu răn dạy mà chỉ là sự bình yên. giữa đời sống, đôi khi mình cần sự bình yên nhiều hơn là những giáo điều.Những tà áo nâu , vàng và xám tung tăng chạy chơi cùng nhau nơi một quãng sân rộng trồng tòan những cây mít, xòai, bưởi. Khi có đòan nào đến viếng chùa, bọn trẻ sẽ xếp thành một hàng dài đọc những kinh cầu cho cha mẹ, ông bà, đạo pháp, đất nước, chúng sinh v.v.v. có những bạn mắt nhắm tít lại, như thả hồn vào những lời kinh, hay đôi lông mày rậm nhíu thật chặc để cố nhớ, cố đọc theo kịp bạn bè... đó là bình yên đấy.
điều tôi được bố thí không phải là tài vật, kh6ong phải là pháp thọai mà chỉ là sự bình yên. Bình yên khi ngắm bọn trẻ nô đùa bên Sư bà dáng cao cao, gầy gầy. Bình yên khi thấy bọn trẻ đem tặng mình chén tàu hủ giữa cái nắng trưa oi ả, bình yên khi thấy màu áo lam ngồi cặm cụi học bài trong góc chùa yên tĩnh, bình yên khi dùng một chén cơm chay. Sao tôi lại bình yên khi dùng một chén cơm chay ? vì đó là do những con người bình yên đến kì lạ, và giản dị đến chất phác nấu. Tôi tập ăn một chén cơm trong sự tỉnh thức, tôi cố gắng tìm trong từng món chay, từng hạt cơm sự từ tâm cúng dường của các Phật tử, sự yêu thương chan hòa của những vị làm công đức, niềm vui ngây thơ của bọn trẻ khi phụ các dì, các cô gọt củ cải đỏ, cải trắng, lặt mất bó rau. Tôi tìm đựơc gì ngòai sự bình yên cơ chứ ? tôi chỉ thấy bình yên đến không bằng vũ lực không bằng sự đấu tranh mà là sự hòa quyện, yêu thương và chan hòa,
Trên tường những bức thư pháp với nét chữ chẳng chút cầu kỳ, chỉ là những nét phác đầy đơn sơ và bình dị... vậy mà vui, vậy mà cảm thấy bình yên. Tôi chợt nhận ra tôi khi tôi đến nơi đây, tôi nhận được quá nhiều, nhận được còn nhiều hơn tất cả những gì tôi đã mang lại cho bọn trẻ, cho các ni sư, đó là sự bình yên, yêu thương và an lạc.
Tôi chợt nhận ra từ cám ơn của cuộc đời đã đôi lần bị tôi bóp méo... cám ơn vì khách sáo, cám ơn vì tỏ ra bản thân lịch lãm, cảm ơn để nói tôi là người trí thức... tôi chưa học được như bọn trẻ biết nói cám ơn từ sự ngây thơ và hồn nhiên.
tôi chợt nhật ra từ xin lỗi của cuộc đời từng bị tôi vò lại, rồi đặt ở một nơi khác... tôi tự xin lỗi để mong chờ sự thông cảm, mong chờ sự tự nhận lỗi về phần mình của người đối diện, tôi xin lỗi để người ta đừng nhìn vào lỗi của tôi nữa, tôi xin lỗi vì người ta dạy tôi phải như thế.... còn bọn trẻ chúng hồn nhiên xin lỗi, xin lỗi để thấy lỗi và để thấy mình còn là con trẻ.
Tôi chợt nhận ra những lo toan của tôi khi công việc bộn bề kéo đến chỉ là những động tác tự dối lòng... tôi hay cho chính mình là người quan trọng, tôi lo lắng với những việc bé xíu để tôi thấy tôi được cao hơn... còn vị sư bà kia lại khác, bà lo lắng vì tình thương và lòng từ tâm.
Tôi lại nhận ra mình học Phật như một nhãn mác của giới trí thức bây giờ, ai nói đến đâu tôi cũng có thể nói đến đó... nhưng tôi vẫn chưa thấy lòng mình an lạc, chưa nở được trên môi một nụ cười của trẻ thơ. Tôi học Phật như một cách chứng tỏ bản thân, vì những tư tưởng của Phật giáo giúp tôi viết văn hay hơn, có chiều sâu hơn v.v.v nhưng tôi vẫn chưa có thang để bắt lên, trèo khỏi cái chiều sâu ấy... mà sợi thang chỉ là một nụ cười.
Một ngày nào đó, bạn ghé lại ngôi chùa với bọn trẻ áo lam, áo vàng chạy ra chào đón, chúng chắp tay hình búp sen nõn nà và xinh xắn. Chúng đọc cho bạn nghe những bài kinh nhật tụung đầy yêu thương. Xin bạn, khi trao cho chúng những món quà thì hãy bỏ lại, gác lại hai tiếng TỪ THIỆN, vì bọn trẻ, vì ngôi chùa đã cho bạn quá nhiều, nhiều hơn những vật dụng bạn mang đến cho họ... đó là Bình yên, là niềm vui, là nụ cười, là tất cả những gì họ có... còn những vật phẩm của bạn, đôi khi là những vật cầu tài, xả xui, hay vì làm ăn phát đạt, quay lại cảm ơn trời đất. Bọn trẻ, và vị Sư bà vẫn nhận,. nhận để gieo cho bạn một chút duyên lành của Bình yên..... đó là sự TỪ BI.

bán cho tôi "một bó bình yên"


...Sẽ bắt đầu lại một blog mới, nơi vùng đất này tôi sẽ gieo hạt, sẽ tưới nước, bón phân chuyên cần... để ngày lại ngày, những mầm cải xanh lại vươn lên trong nắng mới, non tơ và tràn đầy nhựa sống. Trong từng mầm cải là kết tinh của đất, của nước, của ánh mặt trời, của tôi, của bạn, của mọi vạn vật trên khắp thế giới nhỏ bé mà bề bộn này.
Những luống cải bán ra, tôi sẽ làm giàu. Gìau không vì tiền bạc, mà giàu vì những ước mơ. Một người đến gánh rau của tôi mỗi sớm, đều mơ về một gia đình khỏe mạnh, đầy đủ dưỡng chất cho mọi ngày. xa xôi hơn nữa, đó là giấc mơ về một gia đình hạnh phúc, một mâm cơm có đầy đủ mọi thành viên trong gia đình... nơi gia đình ấy họ ngồi lại bên nhau, tâm sự và trò chuyện cùng nhau, không những tri kiến, những khổ đau.
Những luốn cải tôi bán ra, ai mua về sẽ làm giàu vì những ước mơ. Trong từng lá cải, là mơ ước của tôi về một đất nước bình yên, một đất nước đơn sơ như những luống cải. Đất nước chỉ tòan là những con người dễ thương, biết vui khi mưa xuống, biết hạnh phúc khi nắng lên. Không cần ai ép buộc, không cần những luật lệ, không cần những nghị quyết, họ vẫn sống, vẫn phát triển đều khắp và thẳng hàng, họ không phân biệt nhau về màu da, về sắc tộc, về tôn giáo... cây cải trò chuyện với con kiến, con kiến lại trò chuyện với chú ốc, chú ốc kể lại với chàng ong, và chàng ong kể cho cô bướm... và cuối cùng cô bứơm đậu lên hoa cải, nhỏ to tâm sự... Trong từng luống cải tôi mang ra chợ bán, là những điều tôi chắt lọc từ cuộc sống, từ đất vườn nhà tôi, người cha sẽ không dạy con mình về chữ hiếu, vì bản thân con đã thương cha mẹ từ khi lọt lòng; người thầy sẽ không phải dạy học trò ê a về : nhân lễ nghĩa trí tín... vì chúng đều nằm sẵn trong tâm người học trò... vì con người vốn bình dị như cỏ cây. Tôi không dùng thuốc trừ sâu trên những luống cải, vì cải tôi trồng không bằng phân mà bằng sự bình an. vì lẽ ấy, sâu không thể phá được sự bình an nơi luống cải. tôi mơ ước một ngày, người ta sẽ đem sự bình an mà dạy trong gia đình, dạy trong trường học, dạy trong xã hội... để cả xã hội thấm đẫm những bình an vì từ không khí bình an ấy sẽ chẳng có chiến tranh, chẳng có tị hiềm, đố kỵ, đua chen. Tôi mơ ước về một ngày học sinh sẽ không được ép nuốt những chiến tranh, không ngậm những căm hờn của quá khứ, tôi mơ về một ngày , cậu học trò sẽ viết trong trang vở :" mọi người đều là anh em"...
Bạn sẽ hỏi trời ạh , bán cải gì mà ghê vậy ? tôi bán cải, và bán luôn cả những bình an... ngày mai sau khi đọc xong những dòng entry này, bên vệ đường, trong góc chợ, có những bà lão bán rau nghèo, hãy mua giúp bà. Mỗi hành động của yêu thương đều mang đến bình an. Bà lão ấy có lẽ đã ướp bình an và mơ ước vào từng bó cải giống như tôi đã làm. Khi bạn biết dừng xe lại giữa những bon chen, để mua một bó ước mơ, bạn sẽ nhận ra rằng, bình yên hiện hữa ngay giữa những lo toan, những ồn ào, náo động... bình yên ở ngay trong câu nói :" Bán giúp tôi một bó bình yên", và bình yên còn hiện hữu ngay trong chính bạn nữa.